Lịch sử Sambor_Prei_Kuk

Công cuộc chinh phục Phù Nam của người Chân Lạp cũng như sự hợp nhất giữa hai nước Chân Lạp và Phù Nam đã tạo ra quốc gia KhmerBavavacman I có thể coi là người sáng lập. Tuy vậy, sự hợp nhất đó không có nghĩa là đã chấm dứt được ngay tình hình đối lập về thành phần chủng tộc nữa.

Các tháp hầu như đổ nát

Em của Bavavacman I là Chitơrasena kế ngôi anh vào khoảng năm 600, hiệu là Mahendravacman. Ông vua này tiếp tục mở rộng bờ cõi vương quốc về phía Tây và phía Nam, đặt quan hệ giao hữu với nước Chămpa láng giềng để rảnh tay về biên giới phía Đông, tập trung mở rộng biên giới phía Tây.[[Tập tin::Sambor Prei Kuk S02.jpg|nhỏ|100px|phải|Các gian thờ bên trong tháp]]

Dưới đời vua Ixanavacman I (615-635) con của Mahendravacman, lãnh thổ Chân Lạp mở rộng thêm về phía Tây Nam, bao gồm Angkor Baray, Kampong Cham, Prey Veng, Kandal, Takeo, cho đến Chanthaburi thuộc Thái Lan ngày nay. Để củng cố quan hệ hữu hảo với các nước láng giềng, Ixanavacman I triều cống Trung Quốc vào những năm 616, 623, 628, mặt khác cũng gả con gái của mình cho cháu nội của vua Chămpa lúc bấy giờ. Do cuộc hôn nhân đó mà sinh ra một người con trai, sau này lên ngôi vua Chămpa năm 653, hiệu là Vikrantavacman một ông vua rất nổi tiếng về những công trình xây dựng đền đài (vùng Mỹ Sơn - Đông Dương thuộc tỉnh Quảng Nam ngày nay).

Cụm tháp S

Ixanavacman dời đô đến Ixanapura, vùng Sampor Prei Kuk ngày nay ở phía Bắc tỉnh Kampong Thom thuộc vùng Biển Hồ, nơi mà nhiều bản văn bia khắc từ đời ông vua này để lại có ghi vương quốc của Ixanavacman được củng cố vững mạnh hơn. Giúp việc vua, có một bộ máy hành chính quan liêu khá hoàn chỉnh gồm có năm quan đại thần đứng đầu năm bộ ở kinh đô và vài chừng ba mươi tổng trấn cai trị trên ba mươi tỉnh ở địa phương.

Hầu hết cụm tháp N18 hầu như bị cây bao phủ